• Hiệu chỉnh/ hiệu chuẩn thiết bị Torque
  • Hiệu chuẩn thiết bị - hiệu chuẩn Kim Long

Tin tuc

Ảnh hưởng của các sự cố nguồn điện đến thiết bị

Thiết bị điện sử dụng trực tiếp nguồn điện lưới phải đối diện với các sự cố về nguồn tiềm ẩn. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, khả năng bị hư hỏng vào một ngày đẹp trời là tất yếu có thể xảy ra. Điều này làm phát sinh chi phí, gián đoạn công việc, tổn hại kinh tế không đáng có, vì thế cần phải hiểu biết về các sự cố này để có biện pháp phòng ngừa, bảo trì bảo dưỡng phù hợp. 

Những sự cố nguồn điện nào có thể xảy ra:
Nguồn điện mà chúng ta đang sử dụng có thể có nguy cơ xảy ra nhiều sự cố khác nhau, tập trung ở 9 dạng tổng quát như sau:


1.Mất điện đột ngột:
Nguồn điện bị mất đột ngột, điện áp giảm còn 0V.
Nguyên nhân chủ yếu thường là do hoạt động cắt điện của công ty điện lực, sự cố quá tải làm nhảy Áp-tô-mát, sự cố đứt, chạm chập trên đường dây dẫn điện…


Sự cố này làm cho thiết bị điện, điện tử ngừng hoạt động đột ngột. Đối với PC, việc thiết bị ngừng hoạt động đột đột ngột còn làm ảnh hưởng đến dữ liệu phần mềm, các dữ liệu đang được ghi sẽ bị lỗi. Sau mỗi lần bị tắt đột ngột, máy tính có hiện tượng bị treo, đơ và lỗi. Ngoài ra, nhiều lần bị tắt đột ngột sẽ làm giảm tuổi thọ của máy tính cũng như thiết bị điện, điện tử.
2.Giảm áp đột ngột:
Điện áp giảm thấp đột biến trong một thời gian rất ngắn.
Nguyên nhân thường là do cắt giảm, sự cố ở trạm máy phát, các sự cố trên đường dây truyền tải điện, nhưng đại đa số là do đóng ngắt các thiết bị phụ tải trên đường dây điện sinh ra.
Sự cố này dẫn đến lỗi dữ liệu, hư phần cứng, đèn bị chớp nháy, thiết bị tắt vì điện không đủ đáp ứng…

3.Tăng áp đột ngột:
Điện áp tăng cao đột biến trong một thời gian rất ngắn.
Nguyên nhân có thể do Sét đánh trực tiếp, Sét lan truyền trên đường đây điện, sự tăng cường thiết bị phát điện hòa vào điện lưới, các sự cố trên đường dây truyền tải điện, nhưng đại đa số là do đóng ngắt các thiết bị phụ tải trên đường dây điện sinh ra.
Sự cố này có thể làm mất dữ liệu bộ nhớ, lỗi dữ liệu, hư phần cứng. Tệ hơn nữa, khi điện áp tăng cao đột ngột như trường hợp sét đánh sẽ làm hư hỏng thiết bị điện, điện tử ngay lập tức.

4.Giảm áp kéo dài:
Điện áp giảm thấp kéo dài từ vài phút đến cả ngày.
Nguyên nhân là do cắt giảm, sự cố ở trạm máy phát, sự tăng thêm phụ tải, ảnh hưởng bởi công suất phản kháng của động cơ, các sự cố trên đường dây truyền tải điện.
Sự cố làm thiết bị giảm tuổi thọ, hư hỏng do nhiệt độ phát sinh tăng cao. Nguy cơ gây cháy nổ…

5.Tăng áp kéo dài:
Điện áp tăng cao kéo dài từ vài phút đến cả ngày.
Nguyên nhân là do sự tăng cường thiết bị phát điện hòa vào điện lưới, sự cắt giảm thiết bị phụ tải, các sự cố trên đường dây truyền tải điện.
Gây hư hỏng nặng cho môtơ, máy vi tính và các thiết bị điện, điện tử khác, làm bộ nhớ bị hư/mất dữ liệu, tăng nguy cơ cháy nổ…

6.Nhiễu trên đường dây:
Nhiễu tạp trên đường dây điện, các tần số cao xuất hiện trong nguồn điện gây ra bởi các bộ EMI, các nguồn phát ra sóng hài như biến thế, mô-tơ điện, thiết bị HVAC (hệ thống điện lạnh, thông gió) vận hành …

 

Sinh ra nhiệt cao gây hư hỏng thiết bị, hỏa hoạn và nguy cơ cháy nổ, âm thầm diễn biến trong nhiều năm mà rất khó bị phát hiện.
Ngoài ra, nhiễu trên đường dây làm giảm chất lượng nguồn điện, ảnh hưởng nhiều đến những thiết bị cần nguồn điện chuẩn và chất lượng cao, ví dụ như những hệ thống High End(hệ thống âm thanh chất lượng cao) cần nguồn điện cực chuẩn và sạch để nuôi linh kiện và khuyếch đại công suất. Nếu những thiết bị High End được cấp nguồn từ 1 nguồn điện không sạch, nhiều nhiễu và hài có thể làm suy giảm chất lượng linh kiện trên bo mạch, dẫn đến âm thanh xử lý sẽ không còn được chính xác như trước.

7.Biến tần:
Sự thay đổi tần số so với tần số ổn định.
Nguyên nhân là do lỗi của máy phát điện không ổn định, do chất lượng nguồn điện không đảm bảo…
Sự thay đổi tần số điện dẫn đến mất dữ liệu, hệ thống bị đụng (crashes), hư thiết bị.
Đối với động cơ điện, tần số thay đổi liên tục có thể làm động cơ hoạt động không ổn định, hư hỏng trực tiếp và có nguy cơ gây ra cháy nổ.

8.Trượt tần:
Xảy ra tức thời gây ra điện áp thấp, trong khoảng rất ngắn nano giây.
Sự cố có thể làm các thiết bị nhạy cảm với nguồn điện như hệ thống Server hoạt động không ổn định, nếu thường xuyên hơn có thể làm hệ thống Restart.

9.Méo hài:
Dạng sóng của nguồn điện bị méo dạng, không còn dạng hình sine chuẩn. Thông thường gây ra do đóng ngắt các tải phi tuyến tính.
Sự cố có làm giảm hiệu suất thiết bị điện như động cơ, các máy biến áp, sinh nhiệt nên có nguy cơ gây cháy...

(Nguồn: http://www.techftc.com/)